Tuesday, January 29, 2013

[Serif] VNF Museo Slab 500 Việt hoá



Font : VNF Museo Slab 500 Việt Hoá
Phiên bản : Tiếng Việt-Free
Thiết kế bởi : Jos Buivenga
Năm thiết kế : 2009

Việt hoá bởi I Love Viet Font Team 
Chia sẻ free tại http://font.vietdesigner.net/



Download tại đây

Monday, January 28, 2013

[Curly] UVF Blueberry Muffins Việt hóa

Tên Font Đầy Đủ: Austie Bost Blueberry Muffins
Phiên bản: Tiếng Việt
Tác giả: Austin Owens
Việt Hóa bởi Bảo Z

[Curly] UVF Blueberry Muffins Việt hóa
[Curly] UVF Blueberry Muffins Việt hóa
Download tại đây

[Serif] UVF Pistilli-Roman Việt hóa


Pistilli Roman

Phiên bản Việt hóa
Designer: John Pistilli and Herb Lubalin
Design date: 2011
Việt hóa bởi Đinh Tiến Hoàng




Download tại đây

[Script] UVF Slim Tony Việt hóa

Font Slim Tony
Phiên bản việt hóa
-----------------------------
About this font:
Designer: Emil Karl Bertell
Design date: 2012
Publisher: Fenotype





Download tại đây

Sunday, January 27, 2013

[Serif] VNF Narziss Regular Việt hoá


Font : VNF Narziss Regular
Phiên bản : Tiếng Việt-Free
Thiết kế bởi : Hubert Jocham
Năm thiết kế : 2009
Việt hoá bởi I Love Viet Font Team Chia sẻ free tại http://font.vietdesigner.net/



Download tại đây

Hướng dẫn đăng bài dành cho các tác giả của Việt Font

Xin chào các bạn, Việt Font là website chuyên về cung cấp font chữ đã được Việt hóa, là website thuộc hệ thống diễn đàn Việt Designer. Mình hi vọng nó sẽ ngày càng phát triển và là kho tàng chia sẻ font chữ tiếng hàng đầu ở Việt Nam, và muốn được như thế mình rất cần có được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn.

Vậy sự giúp đỡ đó là gì? Đó là tham gia vào đội ngũ Việt hóa font của website, và trở thành những tác giả trung thành của Việt Font, sẽ post lên web những font chữ mà mình đã Việt hóa được. Và đó chính là lí do vì sao mà mình có bài viết này.
Vì mình muốn xây dựng Việt Font theo 1 hướng chuyên nghiệp nhất, cho nên tất cả các bài viết trên Việt Font đều cần phải theo 1 form chuẩn duy nhất, từ cách đặt tiêu đề, cách trình bày nội dung để khi khách truy cập vào website họ thấy được sự chuyên nghiệp đó. Chính vì thế mình làm 1 video tutorial hướng dẫn cho các tác giả cách đăng bài viết trên web theo 1 cách chuẩn nhất, mong các bạn sẽ theo dõi thật kỹ để có thể làm đúng theo yêu cầu. (thật ra yêu cầu không có gì phức tạp cả).

Các bạn theo dõi video này trước nhé, sau đó mình sẽ có những hướng dẫn cụ thể thêm bên dưới. Video được quay vào ban đêm, khá là buồn ngủ và nói chuyện có phần hơi nhanh và khó hiểu, mong các bạn thông cảm.

Hi vọng các bạn sẽ xem thật kĩ video và đọc kỹ những điều mình list ở dưới, đừng xem qua loa nhé, hãy bỏ chút thời gian ra xem và đọc :D


Click chọn xem ở chế độ HD 720p để cho hình ảnh tốt nhất nhé!

Thực ra xem xong video trên chắc hẳn là các bạn hiểu gần hết rồi đúng không nào? Tuy nhiên mình xin list ra 1 số điều các bạn cần chú ý khi xem xong video này, đó là:

Đầu tiên mình muốn nói với các tác giả là mình chia font Việt hóa được chia sẻ trên Việt Font gôm 5 loại: Serif, Sans-serif, Script, Viết tayKiểu khác (kiểu khác ở đây có nghĩa là các thể loại còn lại, ví dụ comic, gothic, valentine, pixel, holiday, vintage,...).

Trước hết là việc đặt tiêu đề, hầu hết các tác giả ở đây sẽ đăng bài về font chữ Việt hóa cho nên khi đặt tiêu đề các bạn chỉ cần chú ý đến 4 tiền tố là [Serif], [Sans-serif], [Script], [Handwrite] (các bạn nhớ ghi đúng vậy nha, đừng ghi khác), ngoài ra còn có những tiền tố khác thuộc kiểu font khác như [Comic], [Basic], [Gothic],...Sau khi đặt tiền tố thì sẽ đến tên font chữ và kèm theo chữ Việt hóa, nhớ là Việt hóa chứ không phải Việt Hóa hay việt hóa nhé.

Tiếp đến là phần nội dung của bài viết, ở phần nội dung mình đã chèn sẵn cái icon download ở cuối bài rồi, các bạn chỉ việc thêm phần info của font và ảnh demo thôi. Nhớ theo thứ tự là Info rồi đến ảnh Demo rồi cuối cùng là cái icon download nhé. Riêng về phần info thì mình khuyến khích các bạn nên search Google về font chữ đó để biết được tên tác giả và ghi rõ tác giả của font chữ đó ra, nếu được thì ghi thêm ngày làm ra nó, và cuối cùng là được Việt hóa bởi ai (cái này bạn ghi tên bạn hay tổ chức của bạn vào, có thể kèm link vào). Tuy nhiên các bạn chú ý là phần info nếu như có copy từ đâu về thì nên xóa format của nó đi, hoặc là dán vào notepad trước để nó tự xóa format, sau đó copy từ notepad mà dán vào trình soạn thảo nhé). Còn riêng về ảnh demo thì mình đã nói rõ ở video rồi, các bạn cứ thế mà làm nhé.

Sau khi đã xong phần nội dung, các bạn chú ý cho mình cái phần đặt Nhãn (danh mục bài viết) và phần Mô tả tìm kiếm. Về phần Nhãn thì nó hơi lằng nhằng 1 chút, tuy nhiên đa phần các tác giả đăng về font chữ Việt hóa thì chỉ cần biết đến 5 kiểu nhãn mà các bạn sẽ đặt thôi, đó là 5 kiểu font Việt hóa mà mình đã đề cập ở trên. Và mỗi kiểu sẽ có 3 nhãn, ví dụ mình post bài về font Serif thì nó sẽ có 3 nhãn như sau: "serif, serif việt hóa, việt hóa", nghĩa là bắt buộc font nào cũng có nhãn "việt hóa", còn 2 nhãn còn lại là tùy thuộc vào font kiểu khác, riêng về font thuộc Kiểu khác thì chỉ cần 2 nhãn đó là: "việt hóa, thể loại khác việt hóa". Tất cả các nhãn đó đều đã được mình tạo ra rồi nên các bạn khi vào chọn nhãn cứ click vào chọn thôi, chứ ko tạo thêm nhãn mới nhé. Trường hợp các bạn post bài về chủ đề khác mà không phải Việt hóa font thì khi đó mình sẽ hướng dẫn bạn cách đặt nhãn sau. Và cuối cùng là phần thêm mô tả, như video đã nói thì bạn chỉ cần copy phần thông tin của font chữ để làm mô tả tìm kiếm.
    Okay, sau khi đã hoàn thành xong bài viết rồi thì bạn chỉ việc nhấp Xuất bản bài viết và tận hưởng thành quả lao động của bạn thôi. Có thể lần đầu tiên bạn sẽ gặp sai phạm khi đăng bài, mình sẽ hộ trợ bạn sửa lỗi đó. Thực ra nói thì dài dòng vậy thôi chứ nếu bạn làm quen rồi thì thấy việc đăng bài trên Việt Font cực kì dễ dàng thôi.

    Tiếp theo mình xin thêm 1 video hướng dẫn các bạn cách nén file font và upload lên host download, thật ra cái này để nhằm mục đích quảng bá Việt Font thôi, nên mong các bạn sẽ làm theo chuẩn này để phát triển Việt Designer mạnh mẽ hơn nữa.

    Các bạn có thể download thử file này để  xem làm mẫu: http://www.mediafire.com/?0t4sryxalr3wj7k

    Lưu ý là các bạn nên chọn 1 host thật an toàn và uy tín để chứa các file font của mình, tránh tình trạng tài khoản bị die mất hết font, die hết link chia sẻ trên web

    Có gì thắc mắc các bạn cứ liên hệ qua Facebook của mình tại địa chỉ này nhé: http://www.facebook.com/phamhuudu

    Saturday, January 26, 2013

    [Sans-Serif] VNF Intro Inline Việt Hoá

    Font : VNF Intro Inline
    Phiên bản : Tiếng Việt-Free
    Thiết kế bởi : Svetoslay Simov
    Năm thiết kế : 2012
    Việt hoá bởi I Love Viet Font Team 
    Chia sẻ free tại http://font.vietdesigner.net/
    [Sans Serif] VNF Intro Inline Việt hóa
    Download tại đây

    Friday, January 25, 2013

    [Handwrite] UVF DK Crayon Crumble Việt hóa

     UVF DK Crayon Crumble là 1 font chữ viết tay được Việt hóa bởi bạn Little Ruby

    [Handwrite] UVF DK Crayon Crumble Việt hóaDownload tại đây

    [Sans-serif] VNF Dax Việt hóa (DELETED)

    VNF DAX Tiếng Việt 1 font rất nhã được thiết kế bởi Hans Reichel
    Design vào những năm 1995-1997
    Version Việt hóa bởi I Love Viet Font

    [Sans-serif] VNF Dax Việt hóa
    REMOVED LINK DOWNLOAD BECAUSE OF TRADEMARK VIOLATION (MONOTYPE)

    (Link download đã bị xóa do vi phạm bản quyền)

    Thursday, January 24, 2013

    [Handwrite] Daniel

    Designed in: January 15, 2009
    Designed by: Daniel Midgley
    Classification: Handdrawn

    Download tại đây

    Download trọn bộ đầy đủ font VNI

    Trọn bộ 750 font chữ VNI không thể thiếu trên máy tính của bạn được.
    Download tại đây

    Hướng dẫn cài đặt font chữ trên máy tính

    Hướng dẫn cài đặt font trong Windows

    Để cài đặt font:

    Cách 1: bạn vào My Computer, copy font bạn muốn cài vào thư mục C:\Windows\Fonts, máy sẽ tự cài đặt font chữ cho bạn.

    Cách 2: Vào Start > Settings > Control Panel, click đúp chuột lên biểu tượng Fonts. Cửa sổ Fonts xuất hiện, vào menu File > Install New Font. Xuất hiện cửa sổ Add Fonts, chọn ổ đĩa chứa font cần cài đặt, click đúp chuột lên thư mục chứa font. Các font chữ có trong thư mục sẽ hiện ra ở khung List of fonts của cửa sổ. Bấm nút Select All nếu muốn chọn tất cả các font, hoặc kết hợp giữ phím Shift hay phím Ctrl trong khi bấm chuột chọn các font cần dùng. Đánh dấu chọn vào ô Copy fonts to Fonts folders nếu ô này chưa được chọn. Rồi bấm OK để cài đặt.
    Chú ý: Trong quá trình cài, có thể xuất hiện cửa số Windows Font Folder thông báo rằng “font đã được cài đặt”, bấm OK ở cửa sổ này. Cửa sổ Add Fonts sẽ tự động đóng khi cài xong các font đã chọn, muốn cài thêm các font khác thì bấm File > Install News Font.

    Để gỡ bỏ font:

    Vào thư mục C:\Windows\fonts, chọn các font cần xóa, bấm phím Delete > Yes. Bạn không được xóa các font có biểu tượng màu đỏ (dạng file: *.fon) vì đây là các font hệ thống, cũng như các font Unicode có biểu tượng chữ O.

    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif

    Hiểu rõ về chữ là bạn đã hiểu rõ một yếu tố rất quan trọng cấu thành nên thiết kế đồ họa. Chữ không chân (sans) và chữ có chân (serifs) và những phân loại của chúng.

    Serifs
    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif
    Một nét được thêm vào phần bắt đầu hoặc phần cuối trong nét chính của một chữ. Trong bảng chữ cái alphabet, serifs thường xuất hiện ở nét kết thúc, tạo thành các điểm dừng một phía hoặc hai phía (Nghĩa là đối với chữ L thì gọi là một phía, còn chữ T là hai phía).

    Có rất nhiều mô tả dành cho serifs, đặc biệt khi chúng đã phát triển theo kiểu dáng Roman. Nó có thể không chỉ là một phía hoặc hai phía, mà còn dài hay ngắn, mỏng hay dày, đột ngột hay mềm mại, đứng hay ngang hay nghiêng, thon, tam giác…

    Trong kiểu blackletter chúng thường có hình dạng kim cương, và trong một số kiểu script như Tekton, nó hầu như là nét vòng.

    (Không phải tất cả các nhà sử học đều đồng ý rằng serif nên sử dụng những chữ có vẻ nghiêng. Nhưng một số nét thì cần thiết để xác định sự khác biệt, ví dụ, Bembo italic và Gill Sans italic. Trước đây được mô tả như là những serif nghiêng (serified italic), nhưng sau này thì nó không thuộc vào loại serif (unserified).

    Sans serif

    Từ chữ Latin, sans serif nghĩa là “without serifs – không có chân”.  Các dạng Sans serif và slab seriftype (chữ có chân lớn) được thấy vào khoảng năm 1815 – 1817.

    Cả hai đều được nhận biết bởi những hình dạng chữ đơn giản hơn với những nét gần như đều nhau, thiếu những dấu hiệu tương phản, sử dụng các hình dạng hình học (chữ nhật, tròn, ovan…) trong thiết kế.

    Những mẫu chữ slab typefaces và sans serifs đầu tiên có xu hướng đậm, tỉ lệ gần đều (monolithic), dùng để hiển thị lớn, nhưng chúng nhanh chóng phát triển rất nhiều kiểu.

    Cho dù những thiết kế sớm nhất không được sử dụng nhiều ngày nay, nhưng những gì chúng để lại rất phổ biến. Cái tên Sans serif, những chữ không có chân, là cái tên được chấp nhận sử dụng.

    Sự tương phản thấp, không chân hình thành hầu hết những mặt chữ sans serif và khiến chúng thiếu đi sự liền mạch để đọc như các chữ có chân. Chúng tốt cho một câu, ổn với một đoạn (paragraph), nhưng khó để sử dụng tốt khi dùng cho chữ trên một cuốn sách.

    Các thuật ngữ của những chữ sans serif có thể khá phức tạp: về cơ bản gothic hay grotesque là những cái tên chung cho sans serif.

    Trong những mặt chữ sans serif, italic xuất hiện phổ biến, cho dù không thường xuyên, đơn giản là một kiểu sloped (độ nghiêng một cách máy móc) giống như phiên bản của những chữ roman, điều này khiến chúng hoàn toàn phụ thuộc vào roman. 
    Phông chữ sans serifs phổ biến nhất là Helvetica (1951, Miedinger), cho dù bị “bài trừ” bởi nhiều nhà thiết kế chữ. Helvetica được phát triển thành rất nhiều trọng lượng (weight) và độ rộng (width) giúp nó linh hoạt, dễ phù hợp với các phông chữ khác.

    Những phông sans serif phổ biến khác gồm Univers (Frutiger, 1952+), Arial (Monotype), Franklin Gothic (M,F. Benton, 1903) và Frutinger (Frutinger, 1975).

    Từ phong trào Art Deco (nghệ thuật trang trí) trong những năm 1920s và 30s, những hình dạng hình học phổ biến được sử dụng như là các yếu tố cơ bản cho các thiết kế sans serif.

    Một số những mặt chữ không hoàn toàn thuộc những loại trên. Nhà thiết kế chữ Eric Gill cho ra đời Gill Sans năm 1982, có chất lượng cấu trúc rất tốt, nó có sự tương phản tốt và những thiết kế nhân văn – tốt hơn rất nhiều khi sử dụng vào chữ phần nội dung hơn các kiểu sans serif khác.
    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif
    Những phân loại

    Serif typefaces

    Khởi nguồn từ những chữ viết La Mã (roman) và thời kỳ chủ nghĩ nhân văn phục hưng (Renaissance humanis). Những ví dụ được in sớm nhất của Serif xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15 tại Đức và Ý.

    Những dạng chữ Serif đã thay đổi qua thời gian: Old Style (cuối 15 – đầu thế kỷ 18) phát triển thành Transitional – Chuyển tiếp (thế kỷ 18) và thêm Modern (cuối thể kỷ 18 – đầu thế kỷ 19). Bên cạnh đó Slab Serif xuất hiện đầu thế kỷ 19.

    Các nhà thiết kế đương đại tạo ra những mặt chữ mới của Serifs dựa trên lịch sử hình dạng của chúng.

    Old Style Serif 
    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif
    Sớm hơn cả những dạng chữ Serif (cuối thế kỷ 15 – đầu thế kỷ 18). Chúng dựa trên những yếu tố tiêu chuẩn của nét và tính cách bởi sự tương phản mạnh, bracketed serifs (serifs với những nét lượn vào phần thân) và trục nghiêng.

    Những ví dụ sớm nhất hoàn toàn độc lập với kiểu chữ viết tay trên bảng. Những chữ sau này thêm độ tương phản, các chân trở nên sắc nét hơn, và trục gần như đứng. Nói chung, hình dạng chữ và sự hiển thị ngày càng dựa trên những yếu tố hình thành quá trình tạo ra một khuông chữ kim loại.

    Dựa vào thời gian và địa điểm của những kiểu chữ ban đầu, các chữ old style serif được chia làm nhiều nhóm: Venetian (cuối thế kỷ 15), French (thế kỷ 16), Dutch (17), English (đầu 18), Old styles và các phiên bản biến thể đều bắt nguồn từ những Old Style truyền thống.

    Garamond và Caslon là những cái tên quen thuộc trong nhóm này.


    Transitional serif – Serif chuyển tiếp 
    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif
    Mặt chữ xuất hiện vào đầu và giữa thế ký 18, kết hợp những tính năng của Old Style dựa trên nét tạo bởi độ rộng của ngòi bút và những yếu tố mới dựa trên những kỹ thuật đúc chữ.

    Baroque Serif là biến thể bắt nguồn từ những Trasitional truyền thống.

    ITC New Baskerville là tên tuổi lớn nhất đại diện cho nhóm này.


    Modern Serif 
    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif
    Kiểu chữ xuất hiện cùng với sự phát triển của kỹ thuật khắc chữ kim loại vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Chúng được phân biệt bởi sự tương phản mạnh và cả độ rộng của các chữ.

    Serif dài và mỏng, trục gần như đứng. Dựa trên những hình hình dạng chân, kiểu chữ Modern Serif chia ra làm các nhóm: Tân cổ điển hiện đại (neoclassical modern), Scotch Modern và các kiểu chữ bắt nguồn từ kiểu Modern truyền thống.

    Nhóm này có thể nhắc tới Bodoni và Didona.


    Latin Serif 
    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif
    Mặt chữ có những chân hình tam giác, đôi khi là vuông. Ban đầu chúng được thiết kế tại Anh trong nửa đầu thế kỷ 19.

    Một số phông thuộc loại này là: ITC Charter, Quant Antiqua…

    Slab Serif 
    Phân biệt giữa Serif và Sans-serif
    Những mặt chữ đầu tiên được tạo ra ở Anh vào khoảng đầu thế kỷ 19. Chúng có chân hình khối chữ nhật hoặc gần như vậy, với các nét gần như bằng nhau, x-height lớn.

    Dựa trên những chân và hình dạng vòng cung, tương phản và độ rộng ngang nhau, Slab Serifs chia ra các nhóm: Egyptian, Geometric, Humanist và Clarendon.

    Đôi khi những loại có sự tương phản đảo (italian) được đứng thành nhóm riêng biệt.

    Nguồn: iDesign

    [Sans-serif] Code Pro

    Code Pro is a font family inspired by the original Sans Serif fonts like Avant Garde or Futura, but with a modern twist. It is clean, elegant and straight-to-the-point. Code font is applicable for any type of graphic design—web, print, motion graphics, etc.—and perfect for t-shirts and other items like posters and logos.


    Designers: Svetoslav Simov
    Design date: 2011
    Publisher: Fontfabric








    Download tại đây

    [Sans-Serif] VNF Gotham Book Việt hóa


    VNF Gotham Book nằm trong top 100 font of time, Rất hữu dụng cho thiết kế chuyên nghiệp.
    Version Việt hóa bởi I Love Viet Font

    Download tại đây

    [Script] Porcelain

    Porcelain là 1 font chữ script uốn lượn rất đẹp.
    Nguồn: Misprintedtype.com

    Download tại đây

    [Slab-serif] Sreda

    Fontfabric type foundry presents Sreda – slab serif free font!

    Designed by Elena Kowalski, Ufa, Russia.

    Source: FontFabric.com









    Download tại đây